Cách mạng Nicolae Ceaușescu

Chế độ Ceaușescu sụp đổ sau một loạt sự kiện bạo lực tại TimișoaraBucharest tháng 12 năm 1989. Tháng 11 năm 1989, Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản Romania (PCR) chứng kiến Ceaușescu, khi ấy 71 tuổi, tái đắc cử một nhiệm kỳ lãnh đạo 5 năm nữa.

Timișoara

Những cuộc tuần hành ở thành phố Timișoara phát sinh bởi nỗ lực được chính phủ ủng hộ nhằm đuổi László Tőkés, một Mục sư người Hungary, bị chính phủ buộc tội gây ra sự căm ghét sắc tộc. Các thành viên giáo đoàn Hungary bao vây căn nhà của ông để bày tỏ sự ủng hộ.

Các sinh viên Romania tự động gia nhập cuộc tuần hành, và nó nhanh chóng thoát ly khỏi nguyên nhân ban đầu và trở thành một cuộc tổng tuần hành chống chính phủ. Các lực lượng quân đội, cảnh sátSecuritate nổ súng vào những người biểu tình ngày 17 tháng 12 năm 1989. Ngày 18 tháng 12, Ceaușescu lên đường đi thăm Iran, giao lại trách nhiệm đàn áp cuộc nổi loạn Timișoara cho các thuộc cấp và vợ. Ngay khi ông quay trở về ngày 20 tháng 12, tình hình thậm chí còn căng thẳng hơn, và ông đã có một bài phát biểu trên truyền hình từ phòng phát sóng bên trong Toà nhà Uỷ ban Trung ương (CC Building), trong đó ông nói về các sự kiện tại Timișoara như một "sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài vào công việc nội bộ của Romania" và một sự "tấn công từ bên ngoài vào chủ quyền của Romania".

Cả nước, vốn không biết gì về các sự kiện ở Timișoara từ truyền thông nhà nước, chỉ biết được qua các đài nước ngoài như Voice of AmericaRadio Free Europetruyền khẩu. Một cuộc tụ họp lớn được lên kế hoạch cho ngày hôm sau, ngày 21 tháng 12, mà theo truyền thông chính thức, được gọi là một "phong trào tự phát ủng hộ Ceaușescu", giống cuộc meeting năm 1968 trong đó Ceaușescu đã phát biểu chống lại cuộc xâm lược Tiệp Khắc của các lực lượng Khối Warszawa.

Lật đổ

Ngày 21 tháng 12, cuộc tụ họp lớn, được tổ chức tại nơi giờ là Quảng trường Cách mạng, biến thành sự hỗn loạn. Hình ảnh Ceaușescu vô cảm trước sự la ó của đám đông là một trong những khoảnh khắc mạnh mẽ nhất về sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Vợ chồng nhà độc tài, không thể kiểm soát nổi đám đông, cuối cùng phải ẩn trốn trong toà nhà, và họ tiếp tục ở đó tới ngày hôm sau. Cả ngày hôm đó tiếp tục là cuộc nổi dậy của người dân Bucharest, vốn đã chiếm Quảng trường Đại học và xung đột với cảnh sát và quân đội tại các trạm gác. Những sự kiện đầu tiên này ngày nay được coi là một cuộc cách mạng thực sự. Tuy nhiên, những người biểu tình không vũ trang không đương đầu nổi với lực lượng quân đội tập trung tại Bucharest, nửa đêm hôm ấy quân đội đã dẹp yên đường phố và bắt giữ hàng trăm người.

Dù được quảng cáo là "cuộc tụ họp ủng hộ" và những sự kiện sau đó trên truyền hình quốc gia đã bị cắt từ ngày hôm trước, phản ứng của Ceaușescu trước các sự kiện đã trở thành một phần trong ký ức quốc gia. Tới sáng ngày 22 tháng 12 năm 1989, người nổi dậy đã tràn tới mọi thành phố lớn. Cái chết đầy nghi vấn của Vasile Milea, bộ trưởng quốc phòng, được thông báo trên truyền thông. Ngay sau đó, Ceaușescu chủ trì cuộc họp của CPEX và nắm quyền chỉ huy quân đội. Ông đưa ra một nỗ lực nhằm giải tán đám đông tụ tập trước toà nhà Uỷ ban Trung ương, nhưng hành động này bị những người nổi dậy bác bỏ, họ buộc mở cửa toà nhà, khi ấy đã không còn được bảo vệ. Vợ chồng Ceaușescu bỏ trốn bằng trực thăng sau một quyết định sai lầm (bởi họ vẫn có thể trú ẩn an toàn trong đường hầm ngầm) [xem Dumitru Burlan].

Trong quá trình cuộc cách mạng báo chí phương Tây đã ước tính số người chết bởi lực lượng cảnh sát mật ủng hộ Ceaușescu. Con số này tăng nhanh chóng tới mức 64,000 người chết và được đưa rộng rãi trên trang nhất các tờ báo. Tuỳ viên quân đội Hungary thể hiện sự nghi ngờ con số trên, chỉ ra rằng cần phải có rất nhiều thiết bị hậu cần để có thể giết một số lượng người lớn như vậy trong một thời gian ngắn. Sau cái chết của Ceaușescu một thông báo về số lượng thương vong được tính trên toàn quốc cho thấy số người chết thực tế chưa tới một nghìn và có thể còn thấp hơn nữa.[9]

Hành quyết

Mộ Nicolae Ceaușescu tại nghĩa trang Ghencea

Ceaușescu và vợ Elena đã bỏ chạy khỏi thủ đô với Emil Bobu và Manea Mănescu và đi tới ngôi nhà của Ceaușescu tại Snagov, từ đó họ tiếp tục đi tới Târgoviște. Gần Târgoviște, họ bỏ lại chiếc trực thăng, đã bị quân đội hạ lệnh hạ cánh, khi ấy chiếc máy bay cũng bị giới hạn chỉ bay trong không phận Romania. Vợ chồng Ceaușescu bị cảnh sát bắt giữ, khi những người cảnh sát nghe tin qua radio. Cuối cùng cảnh sát giao hai vợ chồng cho quân đội. Ngày 25 tháng 12, hai người bị một toà án quân sự xử tử hình vì tội từ làm giàu trái phép cho tới diệt chủng, và đã bị hành quyết tại Târgoviște. Đội quay phim ghi lại các sự kiện đã bỏ lỡ cảnh hành quyết bởi việc này diễn ra quá nhanh.[10]

Vợ chồng Ceaușescu bị một đội hành quyết bắn, mà theo tin đồn là có hàng trăm người tình nguyện tham gia, gồm cả binh sĩ thuộc trung đoàn dù tinh nhuệ Ionel Boeru, Dorin Cârlan và Octavian Gheorghiu bằng súng trường. Đội hành quyết không cần đợi việc trói và bịt mắt hai vợ chồng, như truyền thống dành cho người bị hành quyết theo cách đó, mà đơn giản bắn ngay khi họ xuất hiện. Sau khi vụ xử bắn kết thúc, thân thể hai vợ chồng bị phủ vải bạt. Cuộc xử án vội vã và những hình ảnh về cái chết của hai vợ chồng Ceaușescu đã được ghi lại và phát sóng ngay sau đó ở nhiều quốc gia phương tây. Đoạn băng xử án và những hình ảnh thân thể (nhưng không có đoạn hành quyết) đã được chiếu cùng ngày hôm ấy trên TV cho công chúng Romania.[11][12]

Mộ của vợ chồng Ceaușescu nằm ở nghĩa trang Ghencea tại Bucharest. Nicolae và Elena được chôn ở hai phía đối diện một con đường. Những ngôi mộ khá khiêm tốn, nhưng thường được phủ hoa và các biểu tượng của chế độ của họ. Một số người cho rằng, trên thực tế những ngôi mộ là mộ giả. Tháng 4 năm 2007, con trai họ đã thua một vụ kiện yêu cầu điều tra vụ việc. Người con trai cả Nicu Ceaușescu, chết năm 1996, và được chôn gần đó trong cùng nghĩa địa. Theo Jurnalul Național,[13] những yêu cầu đã được người con gái và những người ủng hộ quan điểm của họ đưa ra để dời họ tới các lăng mộ hay nhà thờ được xây dựng riêng cho họ, nhưng những yêu cầu đó bị chính phủ bác bỏ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nicolae Ceaușescu http://www.moreorless.au.com/killers/ceausescu.htm... http://www.biography.com/people/nicolae-ceausescu-... http://danielsimpson.blogspot.com/2001_12_01_danie... http://www.clipa.com/pagpolitica638.htm http://www.country-studies.com/romania/demographic... http://books.google.com/books?id=5YH5rPgWvzUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=eeCT2svkPIYC&pg=R... http://translate.google.com/translate?u=http://www... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?sec=hea... http://www.scribd.com/doc/17679545/DejAVu-Early-Ro...